Năng lượng mặt trời ngày càng trở thành một nguồn điện hiệu quả và bền vững, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính độc hại vào môi trường. Để tận dụng tối đa tiềm năng của năng lượng mặt trời, quá trình thi công năng lượng mặt trời đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là một số điểm chính về quá trình này và những lợi ích mà nó mang lại.
1. Tính Bền Vững và Tiết Kiệm Năng Lượng:
Thi công năng lượng mặt trời đóng góp một cách lớn vào mục tiêu chung của xã hội về việc giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ nguồn hoá thạch. Hệ thống năng lượng mặt trời không chỉ giúp giảm hóa đơn năng lượng mà còn giúp giảm áp lực lên lưới điện quốc gia.
2. Giảm Phát Thải Khí Nhà Kính:
Sử dụng năng lượng mặt trời không tạo ra khói bụi, khí nhà kính hay chất thải độc hại. Việc giảm phát thải này không chỉ giữ cho không khí sạch sẽ mà còn đóng góp vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
3. Tăng Giá Trị Bất Động Sản:
Những hệ thống năng lượng mặt trời được lắp đặt trên các công trình như nhà ở, doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất có thể tăng giá trị của bất động sản. Khả năng tiết kiệm năng lượng và chi phí hoạt động là một yếu tố quyết định khi người mua và doanh nghiệp đánh giá một tài sản.
4. Tính Hiệu Quả và Bảo Dưỡng Dễ Dàng:
Hệ thống năng lượng mặt trời đa dạng, từ các tấm pin mặt trời đến hệ thống điều khiển và lưu trữ năng lượng. Điều này mang lại sự linh hoạt trong việc lựa chọn và tích hợp vào mọi kiểu kiến trúc. Hơn nữa, chúng thường đòi hỏi ít bảo dưỡng và có tuổi thọ cao.
5. Hỗ Trợ Tài Chính và Thuế:
Nhiều quốc gia và tổ chức cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính, giảm thuế hoặc chính sách khuyến khích cho việc thi công năng lượng mặt trời. Điều này không chỉ giúp giảm áp lực tài chính ban đầu mà còn tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư vào các dự án này.
Kết Luận:
Thi công năng lượng mặt trời không chỉ mang lại lợi ích cho người sử dụng mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của hệ thống năng lượng toàn cầu. Đối với mỗi dự án, quá trình thi công năng lượng mặt trời không chỉ là một nhiệm vụ kỹ thuật mà còn là đóng góp tích cực vào bảo vệ môi trường và giảm thiểu ảnh hưởng của chúng ta đối với hành tinh.
Hệ thống điện mặt trời cung cấp điện năng sử dụng cho hộ tiêu thụ với chất lượng điện năng được đảm bảo cao nhất và không phụ thuộc vào lưới điện. Các tấm pin quang điện ( gọi tắc là PV ) được gắn trên mái nhà để thu được nhiều ánh sáng mặt trời nhất có thể và tạo ra nhiều điện năng nhất. Sau đây là các bước trong quy trình lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời:
* Lắp đặt khung nâng pin
- Trước tiên, các giá đỡ tấm pin năng lượng mặt trời phải được lắp đặt. Tùy thuộc vào địa điểm lắp là dạng mái tôn, mái ngói hay mái bê tông cốt thép bằng, ta có các biện pháp thi công khác nhau ứng với từng đặc thù mái. Nền tảng này mang lại sự ổn định và chắc chắn cho hệ thống trong 1 thời gian rất dài. Hướng nghiêng các tấm pin, góc nghiêng, cao độ giàn pin lắp đặt phải được xem xét cẩn thận.
- Hướng tối ưu để đối mặt với các tấm pin mặt trời ở Bắc bán cầu là hướng Nam vì nơi đây nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất. Cả hai hướng đông và tây đều được chấp nhận. Hướng đi lý tưởng cho các nước ở Nam bán cầu là hướng Bắc. Tại Việt Nam, vị trí địa lý nằm ở Bán cầu Bắc nên hướng Nam hoặc Tây Nam sẽ là lựa chọn tối ưu được lựa chọn
- Khung lắp lại phải được điều chỉnh một chút. Góc nghiêng có thể điều chỉnh theo yêu cầu thực tế tại công trình. Độ chắc chắn, ổn định, bền bỉ với các điều kiện khắc nghiệt của môi trường phải đặc biệt chú ý.
Chống thấm cũng là một vấn đề đáng lưu ý. Sau khi lắp đặt hệ thống khung đỡ phải đảm bảo xử lý triệt để vấn đề chống thấm mái cho địa điểm thi công. Mang lại sự an toàn cho công trình và hệ thống.
* Lắp đặt các tấm pin mặt trời vào đúng vị trí
- Sau khi hoàn thành hệ thống khung, các tấm pin mặt trời phải được cố định vào cấu trúc lắp bằng các loại kẹp chuyên dụng với kích thước phù hợp với dộ dày tấm PV. Lực siết Buloong được quy định cụ thể trong khâu này. Toàn bộ công trình được Công ty cổ phần Vifaco bảo đảm an toàn đầy đủ để đảm bảo rằng bền bĩ và lâu dài.
* Lắp đặt biến tần và các tủ DC, AC
- Vị trí lắp đặt Biến tần và các hộp đấu nối được lựa chọn phù hợp tại công trình đặc thù. Với Biến tần, phải đảm bảo khoảng cách yêu cầu từ Biến tần đến các mặt che gần nhất được nhà sản xuất quy định.
- Vị trí lắp đặt phải đảm bảo các điều kiện tự như năng, mưa, tuyết,…. Không ảnh hưởng đến hoạt động của biến tần.
* Lắp đặt hệ thống đường dây
- Tiếp theo là hệ thống dây điện. Hệ thống Điện mặt trời có 2 loại dòng điện DC ( Direct Current ) và AC (Alternating Current ).
- Các tấm PV tạo ra dòng điện 1 chiều ( Direct Current – hay gọi tắc là điện DC ), dòng điện này sẽ được truyền dẫn đến bộ Biến tần và được “chế biến” thành dòng điện AC với biên độ và tần số giống như lưới điện cung cấp hiện hành.
- Từ các tấm PV sẽ sử dụng cáp để truyền dẫn đến bộ Biến tần, trong quá trình đi cáp, các đầu nối phổ biến như MC4 được sử dụng vì chúng có thể được sử dụng với bất kỳ loại tấm pin mặt trời nào. Trình tự kết nối điện sau đây có thể được thực hiện giữa các bảng này:
+ Kết nối nối tiếp: Dây dương (+) của một mô-đun PV được nối với dây âm (-) của mô-đun khác trong kết nối nối tiếp. Sự phù hợp về điện áp với bộ pin được cải thiện nhờ kiểu nối dây này. Khi kết nối theo phương pháp này, điện áp của dãy pin sẽ bằng tổng điện áp các tấm PV.
+ Kết nối song song: Trong trường hợp này, các kết nối là dương (+) đến dương (+) và âm (-) đến âm (-). Điện áp đấu dây của mỗi bảng vẫn giữ nguyên với kiểu đấu dây này. Khi kết nối theo phương pháp này, dòng điện của dãy pin sẽ bằng tổng dòng điện các tấm PV.
- Ngõ ra bộ Biến tần là dòng AC được đấu nối để truyền dẫn đến mạng điện tiêu thụ. Xác định điểm đấu nối thuận tiện và tối ưu nhất.
* Kết nối hệ thống vào mạng điện sử dụng
- Để tạo hệ thống có thể hoạt động, hoặc nói đơn giản để hệ thống tạo ra được điện năng, bộ biến tần năng lượng mặt trời phải được liên kết với 2 nguồn: điện lưới và các tấm PV. Sau khi đủ 2 nguồn, đơn vị lắp đặt sẽ tiến hành kiểm tra đảm bảo điểm đấu nối đúng cực (DC), đúng pha (AC) trước khi cho hệ thống hoạt động.
- Tại các điểm đấu nối, các hộp đấu nối được đánh dấu, chú thích rõ ràng, dể hiểu tạo điều kiện thuận tiện để chủ sở hữu nắm được nguyên tắc và phương pháp vận hành hệ thống hiệu quả và an toàn.
* Khởi động, khởi tạo trình tự vận hành và cho hệ thống hoạt động.
- Đóng các CB tại các hộp đấu nối điện, chờ đợi hệ thống khởi động ( quá trình này thường mấy vài phút), kiểm tra các ngõ vào, ra của hệ thống.
- Cài đặc các thống số làm việc cho bộ biến tần, các thông số này sẽ quyết định đặc tính vận hành lâu dài của Biến tần.
- Sau khi đã khởi động và khởi tạo hoàn tất, hệ thống đã bắt đầu hoạt động bình thường và tạo ra điện năng.
* Giám sát hệ thống.
- Các bộ Biến tần ngày nay đều trang bị chức năng giám sát tại Biến tần và giám sát từ xa thông qua các thiết bị cầm tay: Điện thoại, máy tính, … được kết nối internet. Giúp người dùng có thể theo dõi được hệ thống vận hành, mọi lúc, mọi nơi với các thông tinh đầy đủ, chi tiết và vô cùng trực quan.
Quá trình cài đặt hệ thống năng lượng mặt trời đã hoàn tất! Trong nhiều năm tiếp theo kể từ thời điểm này, quý khách hàng có thể tận hưởng Năng lượng xanh tái tạo MIỄN PHÍ!
Nhiều người hay mắc phải những sai lầm này khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời. Hãy xem chúng là gì và làm thế nào bạn có thể tránh chúng:
Hoạt động kinh doanh Năng lượng mặt trời của chúng tôi hiện cung cấp kênh tiếp thị ưa thích cho một số nhà sản xuất PV hàng đầu thế giới và các chuyên gia năng lượng mặt trời của chúng tôi hợp tác với các đối tác để nâng cao tính năng sản phẩm, giảm thời gian thực hiện và cải thiện dòng tiền.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc cần trợ giúp, vui lòng liên hệ với nhóm của chúng tôi.
113 - 115 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
©2023 Solatec, Bảo lưu mọi quyền. Được thiết kế bởi VIDOCO